Tất tần tật về đánh bóng xe ô tô và những sai lầm thường gặp
Đánh bóng xe ô tô là lĩnh vực khá quen thuộc, nhưng nhiều chủ xe vẫn chưa hiểu rõ và còn có những lầm tưởng về nó khiến việc đánh bóng vừa không đạt kết quả như mong muốn vừa hại xe. Để tránh mắc phải những sai lầm này, hãy tham khảo bài viết dưới đây của chuyên gia nhé !
Đánh bóng xe ô tô là gì?
Sau một thời gian dài sử dụng, chắc chắn chiếc xe nào cũng có những khuyết tật sơn, và trông cũ đi. Nếu bạn tiếp tục chăm sóc xe không đúng cách, dùng các dung dịch có chất tẩy mạnh… sẽ khiến xe càng nhanh phai màu và cũ hơn.
Đánh bóng xe ô tô là một thuật ngữ đơn giản mà chủ sở hữu xe hơi nào cũng từng nghe và nhắc đến.Về bản chất, đánh bóng ô tô là dùng tay ,dùng máy với các công cụ làm sạch hoặc bào mòn bề mặt để khôi phục lại độ bóng của xe.
Tuy nhiên,hiện nay nhiều người lại chưa hiểu chính xác về nó và có khá nhiều lầm tưởng khi sử dụng dịch vụ này, gây lãng phí tiền mà không đạt được kết quả như ý. Bài viết sau đây DPRO sẽ gửi tới bạn những thông tin đầy đủ nhất về quá trình này.
Khi nào thì cần đánh bóng ô tô ?
Sau một thời gian sử dụng, chiếc xe nào cũng không duy trì được vẻ đẹp như lúc ban đầu.
Sơn xe có thể bị nhiều vết xước do va quệt, những vết xước xoáy khi rửa xe hoặc đánh bóng không đúng cách. Và còn có cả tình trạng bị ôxy hóa, xỉn màu do thời tiết và nhiều tác nhân bên ngoài khác…
Nếu không xử lý sớm, ngoài vấn đề thẩm mỹ, khi để lâu các tác nhân này sẽ kết hợp với nhau và rất dễ làm oxi hóa lớp sơn lõi bên trong làm phá hỏng kết cấu sơn của cả xe. Khi rơi vào mức này, người dùng sẽ không còn cách nào khác ngoài sơn lại xe.
Để khắc phục những vấn đề này và trả lại diện mạo đẹp đẽ cho chiếc xe thì đánh bóng sơn xe ô tô là một lựa chọn duy nhất nếu không muốn phải sơn lại.
Các bước đánh bóng xe ô tô thông thường
Để thực hiện đánh bóng xe hơi cần thực hiện theo những bước sau :
Bước 1 : Rửa sạch xe
Bước 2: Kiểm tra bề mặt sơn xe
Bước 3: Đánh bóng bằng tay hoặc bằng máy
Bước 4: Rửa sạch và lau khô
Hầu hết các cửa tiệm, thường thực hiện đánh bóng sơn xe ô tô qua các bước này. Nhưng trong từng bước thực hiện như thế nào, dụng cụ, sản phẩm và chất lượng đạt được là vấn đề rất khác nhau.
Nếu không lựa chọn đúng công cụ hoặc pad phù hợp thì quá trình đánh bóng không thể khôi phục lại vẻ đẹp của xe. Không những thế khi chọn sai công cụ sẽ khiến quá trình đánh bóng kéo dài, gây nóng bề mặt sơn dẫn tới bay màu sơn, rộp sơn, bong tróc mà chủ xe không hề hay biết.
Những sai lầm về đánh bóng xe ô tô
Đánh bóng xe hơi chỉ là một bước trong quy trình hiệu chỉnh sơn xe, nên nó thiên nhiều về kỹ thuật hơn. Do vậy, vẫn còn rất nhiều người chưa hiểu hết về ý nghĩa cũng như cơ chế của đánh bóng sơn. Sau đây là 3 lầm tưởng mà nhiều người thường mắc phải nhất:
Sai lầm 1: Có thể dùng Cana để đánh bóng xe ?
Cana là một hợp chất bên trong gồm rất nhiều những hạt nhỏ li ti có tác dụng mài mòn làm mịn, có thể hiểu đơn giản là chúng giống như giấy nhám. Chúng thường dùng trong việc đánh bóng một số sản phẩm thông dụng như giày, gỗ, nhựa…
Vì vậy nhiều người cũng tận dụng cana để đánh bóng vết xước xe ô tô vì chi phí rẻ.
Bản chất Cana chính là xi phá thô, có độ mịn khoảng 400 dùng để phá vết xước sơn xe. Chúng có độ thô cao nên sẽ làm mỏng sơn, làm hỏng lớp sơn bóng, mài sâu vào lớp sơn bên trong.
Cana chưa bao giờ được sản xuất với tác dụng để đánh bóng sơn xe ô tô . Nhiều người không am hiểu và chưa trải nghiệm nên dùng cana để đánh bóng ô tô sẽ mang lại những hậu quả khó lường và không thể khắc phục được.
Để đánh bóng sơn xe nên sử dụng các loại bass chuyên dụng có độ mịn từ 4500-7000. Với độ mịn này sẽ mang đến độ bóng cao, sơn xe không bị mài mòn nhiều như cana.
Sai lầm 2: Phủ sáp là không cần đánh bóng
Rất nhiều người nhầm lẫn hai khái niệm đánh bóng sơn ô tô và phủ sáp. Đây là hai phương thức hoàn toàn khác nhau.
Có thể hiểu đơn giản, phủ sáp là một loại chất phủ lên lớp sơn trên cùng để tăng cường bộ bóng đẹp cho chiếc xe, nó cũng là một lớp phủ bảo vệ xe. Phủ sáp chỉ đem lại kết quả tức thời bởi chất sáp thường bị bay hơi khi gặp nhiệt độ cao. Phủ sáp phù hợp khi bạn mới mua xe hoặc sau khi đã đánh bóng khôi phục bề mặt sơn xe.
Còn đánh bóng xe hơi là mài mòn bề mặt để loại bỏ các lớp màng bụi bẩn, khuyết điểm của sơn, khôi phục lại vẻ đẹp của bề mặt sơn.
Sáp có tác dụng bảo vệ bề mặt bên ngoài của xe khỏi các tác nhân vật lý như phân chim,nhựa cây. Bởi đây chỉ là 1 phần của nguyên nhân gây ố màu xe, cùng với tính chất dễ bay hơi của sáp thì dù bạn có chịu khó phủ sáp thế nào, sơn xe cũng không tránh được tình trạng ố màu. Do đó để bảo vệ được nước sơn lâu dài, việc đánh bóng bảo dưỡng sơn xe định kì là việc phải làm.
Sai lầm 3 : Đánh bóng ô tô xong là có thể phủ ceramic luôn
Hiện nay để thu được thêm tiền của khách hàng, nhiều cơ sở thường quảng cáo chỉ cần đánh bóng xong là có thể phủ ceramic luôn và thu giá cao hơn thông thường.Quy trình này diễn ra chỉ khoảng 4-6 tiếng và khách hàng sẽ phải trả từ 2.500.000đ – 3.500.000đ gấp đôi so với đánh bóng thông thường.
Đây là một sai lầm phổ biến mà khách hàng thường xuyên mắc phải.Bản chất đánh bóng ô tô chỉ là 1 quy trình trong quá trình Hiệu chỉnh bề mặt sơn ( paint correction ) trước khi phủ ceramic. Quy trình này gồm 3 bước:
Làm phẳng bề mặt sơn ( levelling )
Đánh bóng sơn xe ( polishing )
Hoàn thiện bề mặt sơn xe ( Finishing )
Đánh bóng là bước thứ 2 trong quy trình này. Đánh bóng ô tô sẽ khôi phục lại được khoảng 60 – 70% bề mặt sơn so với nguyên bản và để đánh bóng 1 chiếc xe thì chỉ cần 1 người thợ làm từ 3-4 tiếng là hoàn thiện. Còn nếu bạn muốn phủ ceramic thì sẽ phải làm nhiều hơn nữa. Quy trình hiệu chỉnh bề mặt sơn đòi hỏi từ 2-3 thợ lành nghề làm việc liên tục trong 10-16 tiếng tùy vào tình trạng xe cũ hay mới thì mới có thể phủ ceramic.Bạn có thể tìm hiểu thêm về hiệu chỉnh bề mặt sơn và phủ ceramic
Liên hệ với Nhân Văn Auto
- NHAN VAN AUTO™ – TRUNG TÂM CHĂM SÓC Ô TÔ ĐÚNG CHUẨN NHẬT BẢN
- 89 Đường M, Khu TT Hành Chính Dĩ An, P. Dĩ An, Tp. Dĩ An, Tỉnh Bình Dương
- HOTLINE: 0908.555.877
- EMAIL: info@nhanvanauto.vn